Nhắc đến hầm bí mật được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở nội thành Sài Gòn, ắt hẳn trong mỗi chúng ta không thể quên cái tên Hầm bí mật của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn. Hiện nay, căn hầm này tọa lạc tại số 122/351 đường Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10. Đây là một trong những căn hầm thiết kế tinh vi nhất ở khu vực nội thành vào năm 1954 được Bộ Văn hóa – Thông tin xét duyệt và cấp bằng công nhận di tích lịch sử theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, cái tên Trần Phú nổi bật trong lớp thanh niên sinh ra và lớn lên cùng thời.
Ngã ba Vườn Lài nằm giữa ngã bảy Sài Gòn (đường Lý Thái Tổ) và ngã sáu Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương), bao gồm các đường chính là Minh Phụng (nay là đường Ngô Gia Tự), Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận 10 đã xây dựng Bia Vườn Lài để ghi nhớ công ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Nép mình giữa nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp của Sài Gòn, Bảo Tàng Y học cổ truyền Việt Nam-FiTo tọa lạc ở một góc đường yên tĩnh Hoàng Dư Khương, quận 10. Đây là bảo tàng về y học cổ truyền ra đời đầu tiên ở Việt Nam và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Bảo tàng Y học cổ truyền tư nhân đầu tiên ở Việt Nam” vào năm 2008.
Di tích là căn nhà gạch, vách tường, lợp tôn, gác xép mang số 183/4 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, có kích thước: dài 12m, ngang 5m nằm cách đầu hẻm 7m, đối diện với rạp hát Hòa Bình. Giữa năm 1964, hai ông Nguyễn Văn Trí và Ngô Thanh Vân (Ba Đen) chỉ huy đơn vị "Bảo Đảm" mang số bí danh J9T700 thuộc Biệt động thành cùng với chiến sĩ Đỗ Văn Căn, sau khi tìm hiểu nhiều ngày trong khu xóm đã quyết định mua căn nhà nói trên. Một căn nhà nằm gần khu quân sự và cơ quan đầu não của địch, để tạo được sự bất ngờ. Mua xong, theo bố trí, ông Căn đưa gia đình về trú ngụ tại căn nhà này.